PVLC Tuần 3 trong Mùa Phục Sinh

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Như thường lệ chúng ta trước hết hãy theo dõi bài suy niệm và chia sẻ CN 3 Phục Sinh Lễ LTXC 3 Phục Sinh của Đức TGM Ngô Quang Kiệt,sau đó chúng ta tiếp tục với toàn bộ PVLC kèm theo các bài chia sẻ cùng hạnh các thánh ở những đường kết nối từng ngày trong tuần.

MẦ̀U NHIỆM GIÁ́O HỘI

I.TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Cv 5,27b-32.40b-41

- Kh 5,11-14

Ga 21, 1-19

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu quan tâm đến việc thiết lập Giáo hội để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người trên trần gian. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy hình ảnh về Giáo hội mà Người mong muốn khi thiết lập.

Hình ảnh về một Giáo hội có nền tảng là yêu thương. Chúa Giêsu không thiết lập một cơ chế, nhưng thiết lập một gia đình. Người đứng đầu Giáo hội không phải là người chỉ huy ra lệnh, nhưng là người chăm sóc. Sức mạnh của Giáo hội vì thế không phải ở kỷ luật, uy quyền, nhưng ở tình yêu thương. Mọi người yêu thương nhau vì là anh chị em trong một gia đình. Để duy trì tình yêu thương, người đứng đầu phải là người yêu thương nhiều nhất. Chính vì thế, trước khi tuyển chọn thánh Phê-rô làm Giáo hoàng, Chúa Giêsu đã 3 lần hỏi: “Phêrô, con có mến Thầy không”? Có yêu mến thì Chúa mới trao cho trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên. Vì có yêu mến Chúa thì mới biết yêu mến anh chị em mình. Tình yêu mến là nền tảng của Giáo hội. Bao lâu tình yêu mến còn, Giáo hội còn vững vàng. Khi nào tình yêu mến suy giảm, Giáo hội sẽ suy yếu.

Hình ảnh về một Giáo hội có sức sống là truyền giáo. Giáo hội như con thuyền của ngư phủ. Ngư phủ sinh sống bằng nghề đánh bắt tôm cá. Sức sống của Giáo hội là truyền giáo, là đánh bắt các linh hồn như Chúa Giêsu, khi kêu gọi các Tông đồ đầu tiên đã nói: “Hãy theo Thầy, Thầy sẽ đào tạo anh em thành những tay chài lưới linh hồn người ta”. Muốn đánh bắt được tôm cá, ngư phủ không được neo thuyền, ngồi trên bờ mà nghỉ ngơi nhàn nhã, nhưng phải dong buồm ra khơi, ra chỗ nước sâu mới có nhiều cá. Cũng vậy, muốn cứu được nhiều linh hồn, Giáo hội không được ngồi yên ngơi nghỉ, mà phải lên đường, phải ra đi đến những nơi xa xôi, phải nỗ lực tìm kiếm. Ra khơi là phải mệt nhọc, phải làm việc và nhất là phải đương đầu với sóng to gió lớn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, lên đường truyền giáo là phải vất vả, khổ cực và chấp nhận những nguy hiểm, rủi ro. Phải ra đi vì đó là ước nguyện của Chúa. Phải lên đường vì đó chính là sứ mạng Chúa trao cho Giáo hội.

Hình ảnh về một Giáo hội có hiệu quả nhờ tuân theo lời Chúa. Giáo hội qui tụ những con người. Giáo hội hoạt động với những cố gắng của con người. Nhưng chỉ với sức con người, Giáo hội không làm được việc gì. Phêrô và các bạn mệt nhọc suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào là hình ảnh của những hoạt động không có Chúa hướng dẫn. Khi nghe lời Chúa dạy, các ngài đã đánh được một mẻ cá lớn lạ lùng. Hôm nay Chúa không còn ở với các Tông đồ. Không còn ngồi chung thuyền với các ngài. Không còn dẹp yên sóng gió cho các ngài. Chúa đã về trời. Chúa đứng ở một bến bờ khác. Nhưng Chúa vẫn theo dõi những hoạt động của các ngài. Chúa sẽ đưa ra những chỉ dẫn để hoạt động của các ngài có kết quả tốt đẹp. Tuy không hữu hình, nhưng Chúa vẫn hiện diện bên Giáo hội như lời Người hứa: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Giáo hội thật là một mầu nhiệm vì xét theo bề ngoài chỉ gồm những con người hữu hình, nhưng thật sự bên trong có sự hiện diện của Thiên chúa vô hình. Sự vững mạnh của Giáo hội không nhờ luật lệ, quân đội, hay vũ khí, nhưng nhờ tình yêu thương. Càng yêu thương, càng tha thứ thì Giáo hội càng mạnh mẽ. Hiệu quả của Giáo hội không ở tại việc ổn định, yên vị, nhưng ở tại mạo hiểm ra đi. Chính khi ra đi, Giáo hội thâu lượm được nhiều kết quả. Càng gặp khó khăn, Giáo hội càng vững mạnh vì Chúa hằng ở với Giáo hội luôn mãi.

Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa.

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1- Bạn có nghĩ rằng Giáo hội mạnh nhờ có nhiều tiền bạc, có nhiều người tài giỏi không? Bạn suy nghĩ thế nào về bài Tin Mừng hôm nay?

2- Trong đời sống đạo, bạn có bao giờ quan tâm làm cho người khác biết và yêu mến Chúa không?

3- Giáo hội đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng vẫn bền vững qua 2000 năm. Bạn nghĩ gì về điều này?

Tuần III Phục Sinh

(xin bấm vào hàng chữ trên để theo dõi các bài chia sẻ PVLC hàng ngày và hạnh các thánh tùy ngày trong tuần)

Tuần II Phục Sinh

(xin bấm vào hàng chữ trên để theo dõi các bài chia sẻ PVLC hàng ngày và hạnh các thánh tùy ngày trong tuần)

Chúa Nhật

 Chúa Kitô Vượt Qua - Chứng nhân Phục sinh - https://youtu.be/GgOGB3LVnEE

https://youtu.be/rN0QIMcRSuc (TV Show)

PS.CN.III-C.mp3 / https://youtu.be/DuhauZJuINc

DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuongCNIIIPS.C.mp3 / https://youtu.be/5x-S7113PZA

ThuHaiTuanIIIPS.mp3/ PS.III-2.mp3

ThuBaTuanIIIPS.mp3 / PS.III-3.mp3

ThưTuTuanIIIPS.mp3 / PS.III-4.mp3    

ThuSauTuanIIIPS.mp3 / PS.III-6.mp3 

ThuBayTuanIIIPS.mp3 / PS.III-7.mp3 

ThanhDamienMolokai.mp3 / https://youtu.be/TQRVDJ5kebk (10/5)

0

SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

"Thày là Sự Sống"
Chủ Đề cho Phụng Vụ Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Theo ý nghĩa phụng vụ và nội dung của các bài đọc thuộc phần phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Phục Sinh 7 tuần, từ Đại Lễ Phục Sinh đến Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, thì Mùa Phục Sinh theo chủ đề: "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25).

Nếu Tuần Bát Nhật Phục Sinh chủ đề là "Thày là sự sống lại", bởi suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh, mở đầu là Chúa Nhật Phục Sinh và kết là Chúa Nhật II Phục Sinh, các bài Phúc Âm đều trình thuật về sự kiện hiện ra của Chúa Kitô, thì 5 Chúa Nhật còn lại của Mùa Phục Sinh có chủ đề "Thày là sự sống".

Thật vậy, chính vì chủ đề "Thày là sự sống" mà giai đoạn cho 5 Chúa Nhật còn lại của Mùa Phục Sinh, các bài Phúc Âm Chúa Nhật đều được Giáo Hội cố ý chọn đọc mang ý nghĩa "Thày là sự sống". 

Trước hết, các bài Phúc Âm cho 5 Chúa Nhật còn lại của Mùa Phục Sinh, (không kể Chúa Nhật Phục Sinh và Chúa Nhật II cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh), đều hoàn toàn phản ảnh chủ đề chính "Thày là sự sống" ở các khía cạnh khác nhau, thứ tự như sau:

Chúa Nhật III Phục Sinh: Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh

Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh, tuy vẫn còn các bài Phúc Âm trình thuật về 3 cuộc hiện ra khác nhau của Chúa Kitô Phục Sinh, nhưng cả 3 bài đều đã bắt đầu hướng về chủ đề "Thày là sự sống" ở khía cạnh tái sinh thần linh, như chúng ta thấy các bài phúc âm ngày thường trong tuần thứ hai Phục Sinh, nhất là 3 ngày đầu tuần, liên quan đến vấn đề tái sinh từ trên cao, tái sinh bởi trời, bởi nước và Thánh Linh v.v., một cuộc tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh (Năm A), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi chung các tông đồ sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh để có thể sửa soạn làm chứng nhân cho Người (Năm B), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi sự kiện các tông đồ đã không còn sợ hãi và ra khỏi nhà đi đánh cá, nhất là riêng Tông Đồ Phêrô đã tỏ thái độ nhiệt tình đáp ứng lòng mong ước của Đấng Phục Sinh (Năm C).  
Năm A 

Cuộc tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh.
Phúc Âm (Luca 24:13-35, bài Phúc Âm như Thứ Tư Bát Nhật Phục Sinh): "Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem... thuật lại các việc đã xẩy ra dọc đường và hai vị đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào".
Bài đọc 1 (Tông Vụ 2:14,22-28, sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở): "Đức Giêsu Nazarét... đã bị nộp và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hạnh hạ rồi giết đi... Thiên Chúa đã cho Người phục sinh"
Bài đọc 2 (1Phêrô 1:17-21, sự sống ở khía cạnh tài sinh thần linh là nhờ ở): "Máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền không tì ố... Nhờ Người anh em tin vào Thiên Chúa là Đấng đã làm cho Người sống lại từ trong cõi chết". 

Năm B 
Cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi chung các tông đồ sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh để có thể sửa soạn làm chứng nhân cho Người.  

Phúc Âm (Luca 24:35-48, bài Phúc Âm như Thứ Năm Bát Nhật Phục Sinh): "Có lời chép rằng: Đức Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lĩnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ Thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". 
Bài đọc 1 (Tông Vụ 3:13-15,17-19, sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở): "Đấng ban sự sống thì anh em giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại".
Bài đọc 2 (1Gioan 2:1-5a, sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở): "Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính, làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta".

Năm C 
Cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi sự kiện các tông đồ đã không còn sợ hãi và ra khỏi nhà đi đánh cá, nhất là riêng Tông Đồ Phêrô đã tỏ thái độ nhiệt tình đáp ứng lòng mong ước của Đấng Phục Sinh. 
Phúc Âm (Gioan 21:1-14 hay 1-19, bài Phúc Âm như Thứ Sáu Bát Nhật Phục Sinh): "Simon Phêrô bảo: 'Tôi đi đánh cá đây'. Các vị kia nói rằng: 'Chúng tôi cùng đi với anh'. Mọi người ra đi xuống thuyền... Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng 'con có yêu mến Thày không?' (3 lần)... 'Thày biết con yêu mến Thày' (3 lần)... 'Con hãy theo Thày' (sau khi báo cho vị tông đồ này biết 'sẽ chết cách nào)". 
Bài đọc 1 (Tông Vụ 5:27b-32,40b-41, sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở): "Đấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Người làm thủ lãnh và làm Đấng Cứu Độ".
Bài đọc 2 (Khải Huyền 5:11-14, sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở): "Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quí, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng". 

Cái tuyệt vời ở đây là sự liên kết chặt chẽ hết sức mạch lạc giữa các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho các Chúa Nhật nói riêng rất ăn khớp với nhau và liên tục với nhau theo đúng chủ đề chung. Điển hình nhất là bài Phúc Âm của Thánh Ký Gioan cho Năm C trên đây, liên quan đến vai trò mục tử của Thánh Phêrô sẽ được diễm phúc trở nên giống như vai trò Mục Tử Nhân Lành của Chúa Kitô hy sinh cho chiên được sống, và vai trò mục tử nhân lành gương mẫu này của Người được mạc khải cho thấy rõ ràng trong cả 3 bài Phúc Âm A-B-C của Tuần IV Phục Sinh kế tiếp.